Lướt một vòng New Feed trên Facebook tôi phát hiện một số câu chuyện “giật gân”, hình ảnh ghê rợn về những vụ tai nạn, hình ảnh thương tâm của những hoàn cảnh không may mắn được share tràn lan trên mạng xã hội. Ai nhẹ dạ cả tin chắc phắng phắc làm theo like mạnh share nặng tay, còn ai yếu tim thì “ui ghê quá Report chết cmn…” Nhưng đã có ai tự hỏi sự thật đằng sau những câu chuyện đó như thế nào?
Trên mạng có đủ thứ chuyện, không chỉ tôi mà chắc cũng có nhiều người dị dứng với những nội dung như kiểu like để cầu nguyện kèm theo hình ảnh đáng thương như: “Like 1 cái giúp abc được xyz, Share để giúp … được… ” Thiết nghĩ Facebook nhiệm màu thật vậy sao? Nếu có đúng như vậy tôi xin nguyện bỏ việc một ngày chỉ để ấn Like làm tự thiện.
Ngày nay, mạng xã hội đã góp phần không nhỏ trong việc gắn kết con người lại với nhau giúp chúng ta chia sẽ những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống thường ngày với người thân bạn bè nhưng cũng có những kẻ xấu đã lợi dụng môi trường mạng như Facebook để lấy thông tin của người dùng phục vụ cho mục đích xấu.
Có câu chuyện về một thành viên trên Facebook đăng tải hình ảnh một bác gái lớn tuổi ngồi cạnh một chiếc xe Exciter màu da cam kèm theo lời chia sẻ ”Hình ảnh người mẹ già ngồi chờ duyệt hợp đồng vay để mua Exciter cho con trai. Vì nó thích màu cam, còn mẹ nó khuyên mua màu trắng hoặc đen cho sạch sẽ mà nó chữi rủa mẹ nó trong cửa hàng. Thậm chí nó bảo màu cam là màu hot màu nổi màu dân chơi, nên bà đừng có nói qua nói lại.
Mẹ khuyên nó mua Sirius hay Jupiter, vì nó vừa tầm để mẹ trả góp hàng tháng và có thể mẹ dễ chạy đi chợ hơn Exciter. Sau đó nó lại quát mắng mẹ rằng bây giờ phải đi Exciter ai thèm đi mấy xe đó…” Và câu chuyện trên được share với tốc độ chóng mặt có những fanpage nhận được hàng chục nghìn like và bình luận.
Nhưng khi liên hệ với nhân vật chính trong câu chuyện trên anh T 24 tuổi là người con trai đã đưa mẹ đi mua xe máy trong bài viết. Anh cho biết, người trong ảnh là mẹ tôi nhưng bài viết thì hoàn toàn sai sự thật. Tôi và mẹ có đi mua xe máy trả góp tôi rất thích xe màu đen, nhưng mẹ tôi thì thích chiếc màu da cam này nên tôi mua theo ý kiến của mẹ. Còn về số tiền mua chiếc xe là do tôi bán chiếc xe cũ để trả một nửa, phần còn lại là tôi đứng tên hợp đồng trả góp và không liên quan gì đến mẹ tôi. Khi phát hiện sự việc, tôi đã liên hệ với người đăng tải bài viết cũng là nhân viên nơi tôi mua xe lúc chiều. Sau đó người này đã xóa bài viết rồi xuống tận nhà tôi xin lỗi, anh ta giải thích rằng do nghe nhầm câu chuyện nên đã đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng. Tôi cũng đã bỏ qua cho anh ta, nhưng nhiều người hàng xóm, bạn bè và cư dân mạng vẫn tiếp tục chửi rủa tôi là đồ bất hiếu.
Qua câu chuyện trên có thể thấy thông tin trên mạng xã hội là tự phát hoàn toàn không được xác thực những người đăng tin “giật gân” này thường là những chủ Fan Page đã lan truyền rất nhanh lên mạng xã hội thu hút sự quan tâm, chia sẻ của người dùng chỉ để câu Like Share là chính và mục đích sau cùng nhằm giúp tăng lượng tương tác trên Page của họ để được nhiều người biết đến nhằm phục vụ cho mục đích Pro, bán hàng…
Thử nghĩ những nạn nhận khi thấy hình ảnh của mình tràn lan trên mạng xã hội kèm thông tin sai sự thật sẽ như thế nào. Và khi bạn thực hiện Like Share điều đó thì chính bạn đã góp phần tiếp tay cho kẻ xấu thực hiện mục định của mình.
Khoan hãy nói về những câu chuyện là có thật chia sẽ để giúp thông tin được cộng đồng biết đến nhưng thật thật giả giả ở đời không ai biết được chỉ thấy “thạch sanh thì ít lý thông thì nhiều vô số” cho nên hãy là người dùng mạng xã hội một cách thông minh nên chỉ Share những thông tin bạn cảm thấy có ít, hãy cân nhắc cảnh giác những hình ảnh nội dung vừa đọc đã thấy thốn tim.