Lỡ tay làm đổ nước lên laptop thì làm sao?

Đối với nhiều người đặc biệt những bạn trẻ thì quán cafe là một nơi lý tưởng để làm việc- và cho đến một ngày định mệnh khi bạn lỡ tay làm đổ ly cafe lên chiếc laptop yêu dấu của mình. Chất lỏng có thể phá hủy các thiết bị điện tử một cách nhanh chóng.

Nhưng hãy bình tĩnh bạn có thể cứu chiếc máy tính xấu số kia nếu hành động thật nhanh. Làm đổ nước lên laptop không có nghĩa bạn đã phá hỏng chiếc máy tính của mình, bạn cần biết phải làm gì ngay thời điểm đó và thực hiện thật nhanh gọn mọi thao tác cần thiết.

Ngắt nguồn điện thật nhanh

Điều đầu tiên phải làm là rút phích cắm điện, sau đó nhấn giữ nút nguồn trong 5 đến 7 giây cho máy tắt hoàn toàn. Đừng phí thời gian tắt máy theo cách thông thường.

Nếu laptop của bạn cho phép tháo pin một cách dễ dàng, bạn nên làm ngay tháo pin ra luôn không cần bấm tắt nguồn. Máy tính bật cho dù chỉ vài phút sau khi bị đổ nước, nó có thể bị đoản mạch, khiến các linh kiện bên trong bị hư hỏng vĩnh viễn. Bạn càng tắt máy nhanh, cơ hội cứu sống máy càng cao.

Đổ nước lên laptop hãy làm khô thiết bị trước khi bật lại

Lấy một miếng vải khô và lau sạch chất lỏng trên bề mặt laptop, đặc biệt tại khu vực gần bàn phím, quạt gió hoặc các cổng kết nối. Lật ngược laptop lại, đặt nó lên một khăn bông dùng máy xoáy tóc thổi cho khô hết nước.

Bạn không nhất thiết phải bung máy nếu bạn không muốn, nhưng nếu có thể, hãy tháo nắp dưới đáy máy và chùi sạch các linh kiện bên trong.

Mang máy tới trung tâm sửa chữa

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn làm đổ thứ gì đó không phải nước – như soda hay cafe chẳng hạn – bởi những thứ này chắc chắn sẽ để lại các vết cặn sau khi khô. Trung tâm sửa chữa sẽ chùi sạch các linh kiện bằng các dung môi mạnh, hoặc các máy lau chùi chuyên dụng.

Nếu bạn rành công nghệ và không muốn phí tiền cho các tiệm sửa chữa, bạn có thể tự mình chùi sạch thiết bị. Hãy mở laptop ra, lấy bàn chải đánh răng nhúng một ít vào cồn isopropyl 90, sau đó chà sạch bất kỳ vết cặn nào bạn thấy trên các linh kiện.

Lưu ý không đặt máy vào thùng gạo: Khi linh kiện mang điện tiếp xúc với nước sẽ xảy ra phản ứng hóa học như kết tủa và oxi hóa làm dẫn điện giữa các linh kiện làm ngắn mạch. Gạo chỉ hút ẩm chứ không ngăn được những vết rĩ đó bỏ máy vào thùng gạo lâu ngày điều này càng làm chậm thời gian máy được sửa chữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *